
Thế nào là subject-verb agreement
Xin chào các bạn học viên thân yêu. Lại là thầy đây, hôm nay ở tiêu điểm ngữ pháp này chúng ta sẽ được làm quen với một khái niệm được gọi là subject-verb agreement tức là sự hòa hợp của chủ ngữ và động từ. Tên gọi là thế nhưng chắc hẳng nó cũng còn khá mơ hồ với một số bạn. Sự mơ hồ này xuất phát từ khái niệm ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta với động từ bất biến (không thay đổi về dạng) bất kể thời gian (thì) đề cập hoặc chủ ngữ thực hiện hành động đó. Chính vì thế khái niệm ngôn ngữ mới này khiến cho biết bao học viên phạm những lỗi mất điểm trong phần bài viết hoặc kỹ năng nói khi thi các chứng chỉ tiếng Anh.
Tóm lại, trong ngôn ngữ tiếng Anh:
- Động từ sẽ thay đổi dạng (form) của nó khi chúng ta thay đổi thì (tenses) (tức thời gian đang nói hoặc/và mục đích nói,). Vd. Nếu chúng ta để động từ buy ở thì hiện tại đơn thì nó vẫn sẽ là buy. Nhưng khi chúng ta muốn đề cập cùng một hành động nhưng chuyển nó về thì quá khứ đơn simple past (một hành động quá khứ đã hoàn tất ở một thời điểm xác định ) thì động từ buy này bây giờ sẽ chuyển dạng thành bought các bạn đã thấy nó chuyển hóa thế nào rồi chứ.
- Nhưng mọi thứ vẫn chưa dừng ở đây bởi vì động từ verb có thể (có thể các bạn nhé, bởi vì cũng tùy vào thì mà ở phần 2 các bạn sẽ có dịp nghiên cứu sâu hơn) có thể sẽ phải biến đổi thêm một bước nữa tùy thuộc vào việc nó đi với chủ ngữ (subject) nào. Để dễ hiểu hơn chúng ta dùng lại động từ buy phía trên. Mặc dù, buy là nguyên mẫu ở hiện tại đơn (present simple) khi nó đi với các chủ ngữ là danh từ số nhiều (plural nouns) hoặc nhóm đại từ I,We,They, You như ở câu: I often buy a T-shirt as a gift whenever I come and visit Andrew. Nhưng nó lại trở thành buys nếu thầy đổi chủ ngữ I thành Anna (1 danh từ riêng số ít). Tương tự thầy có câu Anna often buys a T-shirt as a gift whenever she comes and visit Andrew. Nhưng kỳ lại thay ở thì quá khứ đơn nó không xảy ra trường hợp này (chỉ trừ trường hợp khi chia với TO BE) nên chúng ta mới có trường hợp tùy phía trên
Vấn đề ở đây là gì?
Điểm ngữ pháp S-V agreement này sẽ phù hợp hơn với các bạn ở trình độ sơ trung cấp trở lên khi các bạn đã nắm rõ khái niệm với một số thì cơ bản. Bài viết này mang tính chất tóm lượt và hỗ trợ cho người học ở cấp độ sơ trung cấp (CEFR A2) trở lên khái quát lại các quy tắc chia động từ phù hợp với chủ ngữ và các biến thể của chúng trong từng trường hợp.
Giải pháp: các quy tắc S-V Agreement được tóm lượt theo dạng Infographic

Hình trên là giải pháp cho vấn đề Subject-Verb agreement này được đội ngũ của Âu Việt Mỹ trình bày theo dạng infographic cho các bạn dễ hiểu. Nếu trình infographic này còn hơi abstract đối với bạn, hãy đón xem phần 2 để được các thầy cô Âu Việt Mỹ trình bày chi tiết và hiến kế cho các bạn những loại bài tập để luyện tập nhằm trinh phục chủ điểm ngữ pháp: Subject-verb agreement này nhé. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hãy nhấn chia sẻ ở nút bên dưới. Hoặc các bạn có câu hỏi gì muốn hỏi riêng thầy có thể comment vào phần hỏi đáp phía dưới bạn nhé